Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Lục Ngạn

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý:

Lục Ngạn là một huyện miền núi của Tỉnh, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

-         Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn;

-         Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang;

-         Phía Đông giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt : Vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã.

1.2. Địa hình, địa mạo:

Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp:

a. Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên. Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả. Trong tương lai có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần...

b. Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 - 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều... Đặc biệt là cây vải thiều, vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kiểu miệt vườn.

1.3. Đặc điểm khí hậu:

Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C, vào tháng 6 cao nhất là 27,80C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,80C.

- Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày là 4,4 giờ. Với đặc điểm bức xạ nhiệt như vậy là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng.

- Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%.

- Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào mùa đông tốc độ gió bình quân 2,2m/s, mùa hạ có có gió mùa đông nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão.

Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa thụ phấn so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang .

1.4. Thủy văn:

So với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn thường có lượng mưa thấp hơn.

Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn huyện cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:

Lượng mưa trung bình hàng năm 1321mm, lượng mưa năm cao nhất 1780mm tập trung vào các tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912mm, tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Đây là một khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi.

1.5. Đặc điểm về thiên tai:

Huyện Lục Ngạn có lượng mưa hàng năm thấp nhất so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, là huyện miền núi có diện tích rừng tự nhiên lớn, địa hình dốc từ 8 - 150 có nơi dốc > 250 nên ít bị ảnh hưởng của lũ lụt. Ngược lại do lượng mưa thấp và phát triển thuỷ lợi chưa đồng đều nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của hạn hán đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Sâu bệnh cũng có năm xảy ra ở một vài nơi trong huyện nhưng quy mô tác động nhỏ. Đặc biệt về gió, bão ít chịu ảnh hưởng, động đất cũng chưa xảy ra.

Do đặc điểm thiên tai ít xảy ra nên huyện có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần tăng cường biện pháp thuỷ lợi để hạn chế ảnh hưởng của hạn hán và chú ý công tác bảo vệ thực vật, phát hiện sâu bệnh sớm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

          Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha. Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ sau :

1.     Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.148,15 ha, chiếm 2,16% diện tích đất điều tra. Trong nhóm đất này có tới 80% diện tích có thể trồng các cây hoa màu và 20% diện tích đất có thể cấy 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

2.     Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha chiếm 0,02% diện tích đất điều tra thổ thưỡng phân bố ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng. Số diện tích này có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản.

3.     Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 - 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha chiếm 1,82% diện tích đất điều tra. Nhóm đất này có độ dốc tương đối lớn, tầng dày từ 30 - 100cm thích hợp với phát triển cây lâm nghiệp, cần trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

4.     Nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao từ 200 - 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha, chiếm 24,4% diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao, độ dốc lớn, thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp. Trong nhóm đất này một số diện tích ở độ cao trung bình trên 200m có thể trồng các loại cây ăn quả lâu năm như: nhãn, hồng, vải thiều.

5.     Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ 25 - 200m có diện tích là 56.878,42 ha, chiếm 59,93% diện tích điều tra. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp và các cây ăn quả như : nhãn, vải thiều, hồng, na, đặc biệt là cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao.

6.     Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha, chiếm 4,98% so với diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố ở các cánh đồng bằng phẳng và ruộng bậc thang trên các đồi thấp. Đất này có tầng dày khá thích hợp cho việc trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, rau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều nơi đã bị bạc màu.

Lục Ngạn tuy là huyện miền núi nhưng có khoảng hơn 10 ngàn ha đất tương đối bằng có độ dốc từ 0 - 80 chiếm khoảng 10% so với diện tích đất tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nếu có biện pháp khai thác, cải tạo đất để tăng độ phì, trồng cây lương thực có năng suất cao thì sẽ giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân trong huyện.

Huyện có hơn 30% đất có độ dốc từ 8 - 250, phân bố ở các vùng đồi núi thấp. Đây là một tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều đang có xu hướng phát triển mạnh. Khoảng 60% đất còn lại có độ dốc > 250 phù hợp với phát triển lâm nghiệp và nghề rừng.

Đất đai Lục Ngạn với đặc điểm khí hậu ở vùng nhiệt đới gió mùa. Tuy lượng mưa hàng năm ít hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, nhưng có tài nguyên nước mặt ở sông Lục Nam và các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần có trữ lượng tương đối lớn, nếu được khai thác hợp lý sẽ có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng theo hình thức nông lâm - công nghiệp và thương mại dịch vụ, du lịch vườn trại trên cơ sở một hệ sinh thái đa dạng của nhiều loại cây rừng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

2.2. Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt:

Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn. Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Mức nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5m, lưu lượng lũ lớn nhất: Qmax= 1.300 - 1.400 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt Qmin= 1 m3/s. Ngoài sông Lục Nam còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng núi cao.

Ngoài sông Lục Nam, trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng cao, hệ thống ao hồ chứa tương đối nhiều do kết quả hoạt động tích cực của phong trào thuỷ lợi, đắp đập ngăn nước. Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha, hồ Khuôn Thần diện tích 140ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa được điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20 - 25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư.

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt nước đã gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn.

Tóm lại, tài nguyên nước Lục Ngạn ở các sông Lục Nam và hai hồ chứa lớn là Cấm Sơn và Khuôn Thần cùng nhiều hồ, sông suối nhỏ có tiềm năng rất lớn, huyện cần bổ xung hoàn chỉnh hệ thống lấy nước, dự trữ nước một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, đồng thời cần tiến hành thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm đi đôi với việc đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để giữ lượng nước mưa.

2.3. Tài nguyên rừng:

Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 35.817,85 ha, chiếm 35,38% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 16.124,04 ha, chiếm 45,02% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ là 19.693,81 ha, chiếm 54,98% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện.

2.4. Tài nguyên khoáng sản:

Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng..., theo tài liệu điều tra tài nguyên dưới lòng đất cho biết: về than các loại có trữ lượng khoảng 30.000 tấn. Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không có ý nghĩa khai thác công nghiệp. Ngoài ra Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

2.5. Tài nguyên nhân văn:

Lục Ngạn là huyện miền núi cao, có diện tích 101.223 ha, dân số 204.041 người, gồm 8 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh chiếm 51%, các dân tộc khác chiếm 49% như Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao, Thái, Ê Đê và Hoa), có 29 xã và 1 thị trấn bao gồm 397 thôn bản được chia thành 2 vùng: Vùng thấp là 17 xã và 1 thị trấn; vùng cao; vùng sâu là 12 xã.

Năm 2006 toàn huyện có 202 làng bản được công nhận làng văn hoá và có 27.226 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá. Nhân dân các dân tộc trong huyện đang tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát triển mạnh kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại tạo nên những vườn cây đặc sản vải thiều, môi trường sinh thái đẹp và có sức hấp dẫn du khách tham quan du lịch sinh thái. Đó là nguồn tài nguyên nhân văn, giàu truyền thống tốt đẹp để phát huy nội lực. Lục Ngạn có khu di tích lịch sử Đền Hả được xếp hạng cấp quốc gia, một di tích xếp hạng cấp tỉnh đồng thời có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng như Hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum có thể đầu tư xây dựng thành các khu nghỉ ngơi du lịch phục vụ nhân dân trong huyện và các du khách trong và ngoài nước.

3. Các nguồn lực về con người

3.1. Dân số :

Năm 2006, dân số trung bình của huyện là 204.041 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,19%. Trong đó: Nữ có 100.729 người, chiếm 49,37% tổng dân số, có 44.148 hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 4,62 người. Mật độ dân số bình quân 202 người/km2, dân số nông thôn chiếm 96,63% và dân số thành thị 3,37%, điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Lục Ngạn còn ở mức rất thấp.

Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã có dân đông nhất là Quý Sơn (15.167 người), Thanh Hải (13.885 người), xã có dân số ít nhất là Sa Lý (2.681 người).

 

Biểu 1: Quy mô và cơ cấu dân số Lục Ngạn đến năm 2006

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

1996

2000

2006

Tăng trư­ởng BQ (%)

1997-2000

2000-2006

1997-2006

 1. Dân số trung bình

168.144

186.389

204.041

2,08

1,83

1,95

 + Thành thị

5.702

6.471

6.886

2,56

1,25

1,90

 +  Nông thôn

162.442

179.918

197.155

2,06

1,85

1,96

2. Cơ cấu dân số (%)

100

100

100

 

 

 

 - Thành thị

3,39

3,47

3,37

 

 

 

 - Nông thôn

96,61

96,53

96,63

 

 

 

3. Phân theo giới tính

168.144

186.389

204.041

2,08

1,83

1,95

 - Nam

84.600

92.207

103.312

1,74

2,30

2,02

 - Nữ

83.544

94.182

100.729

2,43

1,35

1,89

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Ngạn; 2000 - 2006

3.2. Lao động và việc làm:

Nguồn lao động tính đến cuối năm 2006 có 116.620 người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,16% so với tổng dân số. Trong đó lao động tham gia hoạt động tại các ngành 107.272 người, bao gồm: nông lâm thuỷ sản có 92.210 người, chiếm 85,96%, lao động công nghiệp - xây dựng 3.386 người, chiếm 3,16%; lao động dịch vụ là 6.550 người, chiếm 6,11% ngành nghề khác 5.126 người, chiếm 4,78% so với tổng số người có khả năng lao động.

Chất lượng lao động của huyện ngày càng được cải thiện, số lao động qua đào tạo đạt 13,5% vào năm 2006, tăng 3,1% so với năm 2001. Thông qua các chương trình, dự án vay vốn số lao động có việc làm và thời gian lao động ở nông thôn tăng đáng kể (từ 71% năm 2001 đến 78% vào năm 2006). Đây là một con số đáng khích lệ đối với một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang.

Biểu 2: Tình hình phát triển lao động qua các năm

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

LĐ tham gia trong nền KTQD

93.873

95.622

97.416

99.240

101.100

102.970

Số LĐ đ­ược giải quyết việc làm/năm

1.716

1.749

1.794

1.824

1.845

1.870

Số LĐ thiếu việc làm ở NT

26.280

24.860

23.276

21.800

20.200

18.600

Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn (%)

71

73

75

76

77

78

Tỷ lệ số LĐ đư­ợc đào tạo (%)

10,4

10,9

11,5

12,2

13

13,5

Trong những năm tới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lao động bán thất nghiệp, lao động nông nhàn cũng gia tăng do số người bước vào tuổi lao động nhiều hơn số người ra khỏi độ tuổi lao động, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng vào hiệu quả lao động. Mặt khác, trong khi chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, lao động chủ yếu là phổ thông và phần lớn chưa qua đào tạo; sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, áp lực của sự cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật,... sẽ đặt ra cho huyện một sự cố gắng lớn trong công tác giải quyết việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp hàng năm sẽ gia tăng, khi dân số người bước vào tuổi lao động lớn hơn số người ra khỏi tuổi lao động (do cơ cấu dân số trẻ), và hơn nữa hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng vào việc nâng cao hiệu quả lao động thì số lao động và thời gian nông nhàn sẽ ngày một tăng. Việc làm cho lực lượng lao động dư thừa sẽ trở thành vấn đề lớn nếu không có sự phát triển kinh tế hợp lý cả về tăng trưởng và cơ cấu. Như vậy phát triển sản xuất tạo thêm việc làm cho cả lao động gia tăng, dôi dư và lao động nông nhàn đang là vấn đề quan trọng đặt ra đối với huyện trong tương lai.

Đứng trên giác độ quản lý và sử dụng lao động đòi hỏi huyện phải chú ý trong những năm tới:

- Lục Ngạn chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, do vậy sẽ khó khăn trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thuật mới như tin học, hóa học, sinh học, chuyển giao kỹ thuật ... vào sản xuất.

- Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với các áp lực của cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có sự cố gắng lớn của huyện trong lĩnh vực đào tạo và thu hút nhân tài.

4. Đánh giá thực trạng cơ cấu sử dụng đất trong huyện

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến thời điểm 01/01/2007 cho thấy:

- Đất nông nghiệp là 63.979,05 ha chiếm 63,21% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 27,8% (trong đó đất trồng cây hàng năm mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 5,58%; đất trồng cây lâu năm chiếm 22,23%); đất lâm nghiệp chiếm 35,38%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,01%.

- Đất phi nông nghiệp 26.689,96 ha, chiếm 26,37% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất chuyên dùng chiếm 18,27%, chủ yếu để phục vụ cho quốc phòng (15,29%), đất ở chiếm 1,66%.

- Đất chưa sử dụng 10.554,71 ha, chiếm 10,43% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong tương lai cần khai thác diện tích này để đưa vào sử dụng.

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 cần có kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho nhân dân, bố trí lại cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý, khai thác thêm đất chưa sử dụng để trồng rừng che phủ đất đồi núi và phát triển cây ăn quả. Điều chỉnh một số đất nông nghiệp đang trồng ngô, khoai sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đi đôi với việc cải tạo diện tích trồng lúa để tăng độ phì, đảm bảo nước tưới và áp dụng các giống lúa có năng suất cao để đáp ứng được nhu cầu lương thực.

Biểu 5: Biểu thống kê các loại đất huyện Lục Ngạn đến 01/01/2007

Thứ tự

CHỈ TIÊU

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 
 

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

101.223,72

100,00

 

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

63.979,05

63,21

 

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

28.144,83

27,80

 

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

5.646,64

5,58

 

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

5.042,00

4,98

 

1.1.1.2

Đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi

COC

40,00

0,04

 

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNC(a)

564,64

0,56

 

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

22.498,19

22,23

 

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

35.817,85

35,38

 

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

16.124,04

15,93

 

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

19.693,81

19,46

 

1.3

Đất nuôi  trồng thuỷ sản

NTS

10,97

0,01

 

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

5,40

0,01

 

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

PNN

26.689,96

26,37

 

2.1

Đất ở

OTC

1.677,66

1,66

 

2.1.1

 Đất ở nông thôn

ONT

1.616,64

1,60

 

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

61,02

0,06

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

18.493,91

18,27

 

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

49,92

0,05

 

2.2.2

Đất quốc phòng, an ninh

CQA

15.480,94

15,29

 

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

20,69

0,020

 

2.2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC

2.942,36

2,91

 

2.3

Đất tôn giáo, tín ngư­ỡng

TTN

17,48

0,017

 

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

371,65

0,37

 

2.5

Đất sông suối và mặt n­ước CD

SMN

6.124,26

6,05

 

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

5,00

0,00

 

3

ĐẤT CH­ƯA SỬ DỤNG

CSD

10.554,71

10,43

 

Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn

PHÒNG TCKH

 

Thứ hai, 01 Tháng 07 Năm 2024

アクセス中: 9,469
1日当たりのページのアクセス回数: 1,902
1週間当たりののページのアクセス回数: 10,320
1か月当たりのページのアクセス回数: 1,901
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,096,991
ページのアクセス回数 : 7,512,177